Những thực phẩm không có gluten là những món ăn có lợi cho sức khỏe. Việc thực hiện chế độ ăn không gluten cũng khá đơn giản, người thực hiện chỉ cần tránh nạp những ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch,...
Mặc dù gluten là một loại protein an toàn với đa số mọi người, nhưng đôi khi gluten có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đối với những người có dạ dày nhạy cảm hoặc mắc bệnh celiac. Vậy thực phẩm không chứa gluten là gì? Chế độ ăn không gluten như thế nào?
Thế nào là chế độ ăn không có gluten?
Chế độ ăn không chứa gluten thường được áp dụng cho những người có vấn đề về sức khỏe như dị ứng và không thể hấp thụ gluten. Nhưng thế nào là chế độ ăn không có gluten?
Chế độ ăn không gluten thường được áp dụng cho những người dị ứng với gluten
Gluten là gì?
Gluten là một loại protein, nó có khả năng tạo độ liên kết, đàn hồi và độ phồng cho bánh mì. Gluten có mặt trong hầu hết các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa gạo và lúa mì. Tuy gluten tương đối an toàn với con người, nhưng trong một số trường hợp gluten cũng có thể gây nguy hại cho những người có các tình trạng sức khỏe nhất định.
Cụ thể, người bị celiac (một loại bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến đường ruột) phải tránh gluten hoàn toàn, vì tiêu thụ nó có thể gây tổn thương cho niêm mạc đường ruột. Ngoài ra, có những người nhạy cảm hoặc dị ứng gluten, họ cần tập thói quen ăn những thực phẩm không có gluten để tránh các vấn đề sức khỏe.
Mục đích của chế độ ăn không có gluten
Mục đích của việc thực hiện chế độ ăn những thực phẩm gluten free nhằm giúp kiểm soát những dấu hiệu bệnh lý liên quan đến dị ứng gluten. Tuy nhiên, không chỉ riêng những người nhạy cảm với gluten, việc thực hiện chế độ này còn để tăng cường sức khỏe, nạp năng lượng và hỗ trợ giảm cân.
Mục đích của việc ăn thực phẩm không gluten để ngăn ngừa bệnh hoặc giảm cân
Dưới đây là một số bệnh lý cần thực hiện chế độ ăn không có gluten mà bạn có thể tham khảo:
- Bệnh celiac: Những người mắc bệnh celiac sẽ thường gặp tình trạng dị ứng sau khi ăn phải thực phẩm có chứa gluten. Đây là triệu chứng rối loạn tự miễn và có thể gây tổn thương đến ruột non. Lâu ngày, những tổn thương tích tụ sẽ gây cản trở đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã nạp vào cơ thể.
- Nhạy cảm với gluten: Có một số người nhạy cảm với gluten mà không phải là bệnh celiac, khi ăn thực phẩm chứa gluten sẽ gây nên các triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, đau đầu, sương mù não hay nổi mẩn.
- Dị ứng lúa mì: Người có dị ứng lúa mì thường nhận nhầm gluten với một protein khác được gọi là alpha-amylase inhibitor. Dị ứng này còn được gọi là dị ứng lúa mì gây ra tình trạng tắc nghẽn lồng ngực dẫn đến khó thở hoặc xung huyết.
- Thất điều gluten: Tình trạng bệnh lý này cũng liên quan đến một vài mô thần kinh. Điều này làm cho người bệnh đôi lúc không thể kiểm soát các cơ cũng như sự chuyển động của mình.
Xây dựng chế độ ăn không có gluten như thế nào?
Việc xây dựng một chế độ ăn không chứa gluten đòi hỏi phải lập kế hoạch chi tiết, cẩn thận. Điều đó giúp bạn đảm bảo việc bổ sung đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày mà không gặp vấn đề sức khỏe. Sau đây là một số gợi ý để xây dựng chế độ ăn không gluten.
Những thực phẩm tươi được phép
Nhiều người cho rằng đa số các loại ngũ cốc đều chứa gluten, nhưng trên thực tế vẫn có một số loại ngũ cốc là gluten free. Để chắc chắn những thực phẩm không có gluten, cần kiểm tra kỹ thông tin thành phần trên nhãn bao bì.
Trong một số trường hợp, những thực phẩm không có gluten vẫn có thể bị nhiễm gluten khi được sản xuất chung cơ sở. Ví dụ như: yến mạch khi sản xuất cùng lúa mạch có thể bị nhiễm chéo với nhau.
Vậy đâu là những thực phẩm tươi nên dùng trong chế độ ăn không gluten?
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bao gồm gạo lứt, kiều mạch, lúa miến, Quinoa, lúa hoang, bột báng, cây kê, dền, bột hoàng tinh và yến mạch,...
- Hoa quả và rau tươi: Thông thường, trái cây và rau củ tươi tự nhiên sẽ không chứa thành phần gluten. Nhưng khi chế biến cùng protein lúa mì thủy phân, tinh bột, mạch nha, thẩm biến tính hoặc maltodextrin (tinh bột tiêu hóa nhanh). Do vậy, hoa quả và rau sẽ bị nhiễm gluten. Tuy nhiên điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, sau đây là một vài gợi ý về trái cây và rau tươi mà bạn có thể sử dụng cho chế độ ăn không gluten của mình. Chẳng hạn như: Cam quýt, chuối, táo, lê, đào, khoai tây, ngô, bí, ớt chuông, nấm, hành, củ cải, đậu xanh,...
Kiểm tra thực phẩm không chứa gluten bằng cách xem trên nhãn sản phẩm
Các loại hạt không được phép
Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen là những loại ngũ cốc chứa gluten phổ biến. Ngoài ra, chúng thường được sử dụng để làm các sản phẩm như bánh mì, bánh quy giòn, mì ống, ngũ cốc, bánh nướng và thức ăn nhẹ.
Song, các sản phẩm này được dùng rộng rãi là do có chứa thành phần có thể làm đầy hoặc chất gắn kết, chất tạo mùi và tạo màu cho bánh trông đẹp mắt hơn.
Cần tránh những thực phẩm không được phép bổ sung trong chế độ ăn không gluten
Sau đây là một số thức ăn không được phép sử dụng trong chế độ ăn không gluten có thể kể đến như: các loại bia được sản xuất từ lúa mì, bánh mì, bánh gluten free, ngũ cốc tổng hợp, bánh nướng crouton, khoai tây chiên, các loại nước sốt, lúa mì bulgur,...
Rủi ro về chế độ ăn không gluten
Trong khi gluten là chất protein tự nhiên có trong các loại ngũ cốc, còn những thực phẩm đã qua chế biến không có gluten lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Dẫn đến việc ăn uống không được cân bằng dưỡng chất và tăng nguy cơ thiếu hụt folate, niacin, sắt và riboflavin.
Ngoài ra, chế độ ăn không gluten thường chứa ít chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Vì vậy, hãy đảm bảo xây dựng chế độ ăn lành mạnh từ các nguồn thức ăn không gluten khác để giảm nguy cơ thiếu hụt năng lượng.
Thực phẩm Úc Châu - Địa điểm cung cấp thực phẩm không chứa gluten uy tín
Để chọn mua thực phẩm hoàn toàn không chứa gluten, bạn nên tham khảo những đơn vị uy tín. Thương hiệu Thực phẩm Úc Châu tự tin là địa điểm đáng tin cậy để khách hàng yên tâm lựa chọn sản phẩm.
Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại thực phẩm không chứa gluten chính hãng đến từ thị trường nước ngoài, đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn theo bộ công thương. Ngoài ra, sản phẩm đến tay khách hàng chắc chắn giống với hình ảnh và thông tin đã giới thiệu.
Thực phẩm Úc Châu - địa chỉ uy tín cung cấp sản phẩm không chứa gluten
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào phân biệt được những thực phẩm không có gluten cũng như cách thực hiện chế độ ăn này. Qua đó, nhận ra mục đích thực hiện chế độ ăn không gluten và tránh được những rủi ro khi thực hiện. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện chế độ ăn không gluten nhưng vẫn còn những băn khoăn, hãy liên hệ với Thực phẩm Úc Châu để được tư vấn trực tiếp.