Mặc dù Gluten được xem là một thành phần tốt thường bắt gặp ở hầu hết các thực phẩm và giúp nuôi các vi khuẩn “có lợi” trong cơ thể. Trong gluten thường sản sinh ra glutenin và gliadin.
Nhưng cũng chính thành phần gliadin này là nguyên nhân gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Vây, gluten có hại gì? Có nên sử dụng các thực phẩm chứa gluten hằng ngày?
Gluten có hại gì cho cơ thể?
Trước khi hiểu rõ về lợi ích và tác hại, hãy cùng khám phá để hiểu rõ hơn về chất gluten này. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, bánh mì, mì ống, bánh quy, bánh ngọt, bia,... Đây là loại protein đặc biệt với khả năng tạo độ dẻo, dính, đàn hồi và làm giòn thích hợp cho việc chế biến súp, bánh mì, bánh ngọt và nhiều thực phẩm khác.
Người không bị dị ứng với chất gluten
Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng
Nhìn chung, gluten không gây hại cho sức khỏe khi sử dụng, thậm chí còn mang đến một lượng protein dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, xây dựng và duy trì cơ bắp, tăng cường dưỡng chất cho tóc và da.
Bên cạnh đó, trong ngũ cốc có gluten, đặc biệt là lúa mạch thường chứa các chất dinh dưỡng vitamin B khác nhau như B1, B2, B3 và B9. Đồng thời, cung cấp một số khoáng chất như sắt, magnesium và zinc hỗ trợ duy trì hồng cầu và chức năng của hệ thống tuần hoàn.
Gluten được xem là họ hàng với protein và giàu dinh dưỡng
Người bị dị ứng với chất gluten
Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc bệnh celiac hoặc dị ứng gluten không thể tiêu thụ được gluten.
Viêm ruột non
Đối với người mắc bệnh celiac - Một bệnh tự miễn dịch khiến cơ thể phản ứng tiêu cực với gluten. Nếu vô tình tiêu thụ thực phẩm chứa chất này, hệ miễn dịch sẽ tấn công niêm mạc ruột non, gây tổn thương và hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bệnh Celiac không thể tiêu thụ chất gluten
Viêm da
Trên thực tế, tiêu thụ gluten không phải lúc nào cũng gây ra viêm da. Một số người thường có tình trạng như nhạy cảm hoặc dị ứng gluten nếu không loại bỏ chất này khỏi chế độ ăn có thể dẫn đến tình trạng bị ngứa, mẩn đỏ, nôn mửa hoặc tệ hơn là khó thở.
Gluten gây ngứa, đỏ da đối với người mẫn cảm thành phần này
Các triệu chứng khác
Bên cạnh các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh celiac hoặc mẫn cảm với gluten, còn có thể xảy ra các trường hợp như đau bụng, bị đầy hơi trước và sau khi ăn. Những biểu hiện này được xem là do hội chứng ruột kích thích (NBS). Đồng thời, khiến cơ thể cảm thấy thiếu tập trung, lo lắng, căng thẳng.
Chất gluten có trong thực phẩm nào?
Gluten không chỉ tồn tại trong các loại thực phẩm giàu protein như lúa mì, ngũ cốc và bánh mì như đã chia sẻ trên. Loại protein này còn có trong các sản phẩm đa dạng khác nhau phục vụ cho việc tăng hương vị, màu sắc, chẳng hạn như:
- Kem
- Kẹo
- Mứt
- Bơ
- Gia vị
- Nhân nhồi
- Hải sản
- Mì Pasta
- Nước sốt cà
- Nước hầm thịt
Với chất gluten, giúp các loại thức ăn này giữ nước, duy trì được độ ẩm và tránh bị khô khi nướng hoặc chế biến. Song song đó, các sản phẩm như pasta và bánh quy, nhờ có gluten giúp chúng có độ dẻo, dai. Trong một số trường hợp, gluten sử dụng như một thành phần để bảo quản và giữ hình dạng của các thực phẩm chế biến.
Lời khuyên cho người dị ứng với chất gluten
Bên cạnh hiểu rõ về khái niệm của “gluten có hại gì”, thì chủ đề làm thế nào để tránh tiêu thụ thực phẩm liên quan đến chất gluten cũng rất được quan tâm.
Mặc dù loại họ hàng với loại protein này có trong hầu hết các sản phẩm hàng ngày, nhưng không phải vì vậy mà không có cách hạn chế, tránh và chế ngự dành cho những người bị mẫn cảm với gluten, hay bệnh Celiac.
Không ăn những thực phẩm chứa chất gluten
Tránh tiêu thụ chất gluten thông qua các sản phẩm đã được đề cập trên, đồng thời luôn đọc và xem trước các thành phần có trong thực phẩm mà bạn sẽ mua. Chú ý với các từ “lúa mì”, “bột mì”, “lúa mạch”, “xúc xích”.
Tránh tiếp xúc với các thực phẩm có gluten
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo không chứa chất gluten là điều hoàn toàn có thể. Một số loại thực phẩm phổ biến có thể kể đến như rau củ, trái cây, thịt nạc. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt, hạt diêm mạch, hạt hạnh nhân,... cung cấp nguồn chất xơ dồi dào.
Chọn thực phẩm gluten-free tại Thực phẩm Úc Châu
Tăng cường canxi và vitamin D dễ dàng từ những loại sản phẩm như cà chua bi, bún củi, hạt óc chó và thực phẩm bổ sung. Luôn uống đủ nước hàng ngày hỗ trợ cơ thể được duy trì sự cân bằng nước và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Có thể bạn chưa biết, việc thực hiện chế độ gluten-free có thể giúp cải thiện năng lượng cũng như hỗ trợ cho quá trình giảm cân. Đặc biệt, người bệnh Celiac và dị ứng gluten tránh được các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, đau đầu và đau cơ.
Vừa rồi là những thông tin xoay quanh về câu hỏi “gluten có hại gì” và những đặc điểm của chất này mà Thực Phẩm Úc Châu muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng chia sẻ này hỗ trợ bạn tìm được sản phẩm vẫn đảm bảo dinh dưỡng và không chứa gluten.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp các thực phẩm gluten-free và giàu dưỡng chất cho sức khỏe, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc ghé thăm Fanpage để lựa chọn và được tư vấn chi tiết nhất.